Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm - Kỳ 1

Qua số liệu thống kê về năng lượng thế giới mới nhất do IEA công bố cho thấy: mức tiêu dùng năng lượng của nền kinh tế của Việt Nam còn quá thấp (về năng lượng sơ cấp chỉ bằng 43% của thế giới và 80% của ASEAN, về điện chỉ bằng 50,26% của thế giới và 116% của ASEAN); mức phát thải khí CO2 tính theo đầu người của chúng ta chỉ bằng 41,6% so với mức bình quân của thế giới và 90% so với ASEAN. Điều đó cho thấy, nhu cầu phát triển ngành năng lượng của Việt Nam còn rất cao và "dư địa" về phát thải khí CO2 còn rất lớn... Vì vậy, theo chúng tôi, chủ trương hạn chế phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy than ở Việt Nam là không có cơ sở và sẽ là một sai lầm đáng tiếc.

 

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết) 

 

KỲ 1: VIỆT NAM SẼ TỤT HẬU VỚI THẾ GIỚI VỀ NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP

Việt Nam, ASEAN và thế giới

Theo số liệu thống kê mới nhất do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố năm 2017, bức tranh toàn cảnh về tình hình năng lượng thế giới, ASEAN và Việt Nam gần đây có thể so sánh tóm tắt như sau: (xem bảng 1)

Bảng 1: Các chỉ tiêu tổng hợp về tình hình năng lượng của thế giới, ASEAN và Việt Nam

Chỉ tiêu so sánh năm 2015

THẾ GIỚI

ASEAN

VIỆT NAM

Dân số (triệu người)

7334

623,7

91,7

GDP tính theo giá $ năm 2010 (tỷ $)

75489

2535,4

154,5

GDP tính theo sức mua và $ năm 2010 (tỷ $)

105035

6409,5

509,3

Sản xuất năng lượng, triệu TOE (tấn qui dầu)

13790

742,1

70,4

Xuất khẩu năng lượng thuần (triệu TOE)

0

-50,3

5,7

Tổng cung nguồn năng lượng sơ cấp (triệu TOE)

13647

627,5

73,8

Tổng tiêu dùng điện năng (TWh)

22386

818,7

140,7

Phát thải khí CO2 (triệu tấn)

32294

1264,8

168,3

Tiêu dùng năng lượng sơ cấp b/q đầu người (TOE/người)

1,86

1,01

0,8

Tiêu dùng điện bình quân đầu người (kWh/người)

3052

1313

1534

Tiêu hao năng lượng sơ cấp cho 1000$ GDP tính theo giá năm 2010 (TOE)

0,18

0,25

0,48

Tiêu hao năng lượng sơ cấp cho 1000$ GDP tính theo sức mua 2010 (TOE)

0,13

0,10

0,14

Phát thải khí CO2 tính cho 1 toe năng lượng sơ cấp (tấn/TOE)

2,37

2,02

2,28

Phát thải CO2 tính theo đầu người (tấn/người)

4,4

2,03

1,83

Phát thải CO2 theo GDP tính theo $2010 (kg/$)

0,43

0,50

1,09

Phát thải CO2 theo GDP tính theo sức mua và $2010 (kg/$)

0,31

0,20

0,33

Qua bảng trên cho thấy:

Thứ nhất: Mức tiêu dùng năng lượng của nền kinh tế Việt Nam còn quá thấp. Cụ thể, về năng lượng sơ cấp chỉ bằng 43% của thế giới và 80% của ASEAN, về điện chỉ bằng 50,26% của thế giới và 116% của ASEAN.

Thứ hai: Hiệu quả sử dụng năng lượng của nền kinh tế Việt Nam cũng rất thấp (mức tiêu hao năng lượng sơ cấp để làm ra 1$ GDP cao gấp 3,7 lần so với thế giới và 1,92 lần so với ASEAN).

Thứ ba: Mức phát thải khí CO2 tính theo đầu người của Việt Nam chỉ bằng 41,6% so với mức bình quân của thế giới và 90% so với ASEAN.

Các so sánh trên cho thấy: (i) Nhu cầu phát triển ngành năng lượng của Việt Nam còn rất cao; và (ii) Dư địa về phát thải khí CO2 của Việt Nam còn lớn.

Vì vậy, chủ trương hạn chế phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy than ở Việt Nam là không có cơ sở và sẽ trở thành một sai lầm đáng tiếc.

Câ​n bằng năng lượng của thế giới

Bảng cân bằng năng lượng của thế giới năm 2015 (bảng 2) được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tổng hợp dựa trên các cơ sở sau:

(1) Đơn vị tính: tấn quy dầu (TOE), theo đó 1 TOE = 10^7 kcal.

(2) Than: bao gồm các loại than, tính cả cặn dầu và khí diệp thạch.

(3) Sinh khối và chất thải: bao gồm gỗ, củi, chất thải hữu cơ có nguồn gốc thực vật.

(4) Nguồn năng lượng "khác" (bao gồm mặt trời, gió, địa nhiệt).

(5) Lò luyện coke (có tính cả các nhà máy đóng bánh than và tương tự).

(6) Giao thông vận tải (tính cả hàng không và hàng hải quốc tế).

Bảng cân bằng năng lượng toàn cầu cho thấy:

Thứ nhất: Độ "mở" của ngành năng lượng thế giới rất lớn. Khối lượng xuất/nhập khẩu năng lượng chiếm tới 37-38% sản lượng khai thác.

Thứ hai: Khoảng 31% nguồn năng lượng sơ cấp được chuyển hóa thành năng lượng thứ cấp. Trong đó, 18,2% nguồn năng lượng sơ cấp được sử dụng để chuyển hóa trực tiếp thành điện năng. Cụ thể: 53,7% than, 9,5% dầu mỏ, 28,38% khí được sử dụng để phát điện.

Thứ ba: Tỷ trọng của các nguồn năng lượng sạch (mặt trời, gió, địa nhiệt) còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1,5%; thủy điện- 2,45%.

Thứ tư: Điện năng chiếm tỷ trọng 58,24% trong nguồn năng lượng thứ cấp.

Thứ năm: Tiêu hao năng lượng (năng lượng tự dùng + tổn thất) trong các ngành năng lượng bình quân là 7,73%. Trong đó: than- 2,5%; dầu- 0,45%, khí- 10,63%.

Bảng 2: Cân bằng năng lượng năm 2015 của thế gới


 

Các chỉ tiêu tổng quát về năng lượng thế giới

Trong bảng 3 dưới đây là các chỉ tiêu tổng quát về ngành năng lượng thế giới được tổng hợp từ số liệu thống kê của IEA.

Bảng 3: Các chỉ tiêu tổng hợp của ngành năng lượng thế giới

Chỉ tiêu tổng hợp

Giá trị

Mức phát thải khí CO2 bình quân của 1 TOE trong ngành năng lượng (tấn/TOE)

2,256

Số giờ vận hành b/q của điện nguyên tử (h/năm)

6713

Hệ số huy động công suất phát lên lưới của điện nguyên tử (%)

76,63

Số giờ vận hành b/q của thủy điện (h/năm)

3301

Hệ số huy động công suất phát lên lưới của thủy điện (%)

37,67

Số giờ vận hành b/q của phong điện (h/năm)

2024

Hệ số huy động công suất phát lên lưới của phong điện (%)

23,11

Số giờ vận hành b/q của quang điện PV (h/năm)

1122

Hệ số huy động công suất phát lên lưới của quang điện PV (%)

12,80

Cơ cấu tiêu thụ năng lượng cuối cùng, (%)

100

1/ Vận tải

35

Tr.đó: ô tô chở người (kể cả xe bán tải cá nhân)

21

2/ Sản xuất

24

Tr.đó: ngành kim loại cơ bản

6

3/ Dân dụng

20

Tr.đó: sưởi ấm

10

4/ Dịch vụ

14

5/ Các ngành công nghiệp khác

7

Tr.đó: ngành mỏ

4

Hiệu suất năng lượng tổng hợp b/q (%)

33

Sản lượng dầu mỏ khai thác tính b/q theo đầu người (tấn/người/năm)

0,589

Sản lượng khí khai thác b/q đầu người (m3/người/năm)

492,6

Sản lượng than khai thác b/q đầu người (tấn/người/năm)

0,991

Sản phẩm chế biến từ dầu mỏ tính b/q đầu người (tấn/người/năm)

0,55

Tỷ trọng các nguồn năng lượng trong tổng cung năng lượng của thế giới (%)

100,00

Dầu mỏ

31,76

Than

28,11

Khí

21,57

Sinh khối

9,69

Nguyên tử

4,91

Thủy điện

2,45

Mặt trời, gió, địa nhiệt

1,50

 

Qua bảng trên cho thấy:

1/ Số giờ vận hành và hệ số huy động công suất của các dạng nguồn điện của Việt Nam cũng đạt tương tự như mức bình quân của thế giới. Và,

2/ Cơ cấu tiêu dùng năng lượng cuối cùng của Việt Nam cũng tương tự như của thế giới. Nhưng,

3/ Mức khai thác năng lượng bình quân của thế giới cao hơn rất nhiều so với Việt Nam (bình quân gấp 3 lần về dầu mỏ, 5 lần về khí, và 2 lần về than). Để đạt mức bình quân của thế giới, năm 2015 sản lượng khai thác năng lượng của Việt Nam phải đạt mức 54 triệu tấn dầu; 45,17 tỷ m3 khí và 90,8 triệu tấn than.

Thực tế cho thấy, Việt Nam đã và sẽ không theo kịp thế giới về khả năng tự đáp ứng nhu cầu năng lượng sơ cấp.

(Kỳ tới: Việt Nam không có tên trên bản đồ năng lượng thế giới, nhưng sẽ trong "top ten" nhập khẩu năng lượng của thế giới)


  • Sưu tầm - Tạp chí năng lượng Việt Nam