Hội khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam về việc góp ý QCVN22:2009/BTNMT về khí thải nhà máy nhiệt điện

Các chất thải độc hại trong khói thải của nhà máy nhiệt điện đốt than chủ yếu là bụi, khí S02 và khí NOx. Năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn quốc gia QCVN 22:2009/BTNMT để quản lý nồng độ ...

 

 Kính gửi:         - Ông Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường

                         - Ông Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ

         - Ông Bộ Trưởng Bộ Công Thương

Đồng kính gửi: - Ông Chủ Nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ

     Và Môi Trường Của Quốc Hội.

                     - Ông Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ

 

          Các chất thải độc hại trong khói thải của nhà máy nhiệt điện đốt than chủ yếu là bụi, khí S02 và khí NOx. Năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn quốc gia QCVN 22:2009/BTNMT để quản lý nồng độ các chất thải độc hại này trong khí (khói) thải của nhà máy nhiệt điện (NMNĐ).

          Tuy chỉ tiêu quản lý là về nồng độ (đơn vị đo là mg/m3 khói) nhưng do khối lượng khói của NMNĐ đã xác định nên thực chất là quản lý về khối lượng các chất thải độc hại vào môi trường không khí, vì vậy quy chuẩn này vẫn quen được gọi là quy chuẩn quản lý về thải lượng.

          Việc quản lý khối lượng các chất thải độc hại là cần thiết khi nền môi trường không khí đã trở nên xấu, cần hạn chế bớt các chất độc hại thải vào môi trường. Như vậy việc quản lý nồng độ các chất thải độc hại trong khí thải có ý nghĩa khi sự phát thải này làm tăng nhiều nồng độ các chất này trong môi trường không khí xung quanh (MTKKXQ).

          Trên thế giới, các quy chuẩn về thải lượng cũng mới chỉ được ban hành trong vài chục năm gần đây, chủ yếu ở các nước phát triển là những nước có quy mô công nghiệp lớn và tập trung cao, nền MTKKXQ đã trở nên xấu, nhiều nơi đã có mưa axit do kết hợp SO2 và NOx của khói thải với nước mưa. Rất nhiều quốc gia hiện nay vẫn chưa ban hành các quy chuẩn này vì vấn đề cốt lõi cần quản lý là nồng độ các chất độc hại trong MTKKXQ(2). MTKKXQ ở các khu dân cư (đô thị) nước ta chủ yếu bị ô nhiễm bởi các nguồn khác (giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp có ống khói thấp và các hoạt động phát thải khác).

          NMNĐ đốt than có ống khói cao từ 160 m - 250 m (tùy theo công suất NMNĐ), khói thải ra sẽ lan tỏa trong một không gian rộng có bán kính có thể tới 50-100 km kể từ ống khói nên làm tăng rất ít nồng độ các chất độc hại trong MNKKXQ.

           NMNĐ đốt than tại Provence (Pháp) dùng tổ máy 600 MW (đưa vào vận hành khoảng năm 2000), đốt than bột có hàm lượng lưu huỳnh trong than tới 3,5 % (gấp 5-6 lần than Việt Nam), với ống khói cao 280 m (họ tự hào là NMNĐ có ống khói cao nhất châu Âu), đã không trang bị hệ thống thiết bị khử SO2 và NOx, nghĩa là không quy định về thải lượng các khí độc hại thải ra.

          Xuất phát từ những nhận xét trên, Hội KHKT Nhiệt Việt Nam, hội nghề nghiệp có chuyên môn sâu về nhà máy nhiệt điện, nhận thấy việc ban hành QCVN 22:2009/BTNMT còn có nhiều quy định chưa hợp lý và chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam. Cụ thể:

          1.   Theo quy định của QCVN 22:2009/BTNMT, nồng độ tối đa cho phép của một chất độc hại trong khí thải NMNĐ được tính như sau:

  Cmax = C.KP.KV, mg/Nm3

với C: nồng độ chuẩn, xác định ở bảng 1 của QCVN 22:2009/BTNMT;

  Kp, Kv: hệ số hiệu chỉnh về công suất NMNĐ và về vị trí đặt NMNĐ.

          Hệ số Kp hiệu chỉnh về công suất NMNĐ nêu trong bảng 2 của QCVN 22:2009/BTNMT, được xác định căn cứ vào 3 cấp công suất NMNĐ. (Đã được quy định trong các QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06: 2009/BTNMT)

P ≤ 300 MW                      Kp = 1,0;

300 < P ≤ 1200 MW         Kp = 0,85;

p > 1200 MW.                   Kp = 0,7.

          Theo phân loại công suất NMNĐ như vậy thì nồng độ phát thải giới hạn cho NMNĐ có công suất 25, 50, 100, 300 MW là như nhau nhưng tổng lượng phát thải thực tế thì khác nhau rất xa. Cũng như vậy đối với các dải công suất khác của NMNĐ.

           1.1.    Hệ số Kv hiệu chỉnh về vị trí đặt NMNĐ nêu trong bảng 3 của QCVN 22:2009/BTNMT chỉ thuần túy xem xét về khoảng cách của vị trí đặt NMNĐ đến khu đô thị, đến các công trình lịch sử, văn hóa cần bảo vệ mà không xét gì đến vai trò của chiều cao ống khói, vì các chất thải độc hại không phải là thải ngay đến các công trình lân cận mà lan tỏa xa hơn nhiều nên trị số thải lượng cho phép xác định theo hệ số Kv không phản ánh đúng trị số cho phép cần quản lý.

          Mặt khác quy định khoảng cách nhỏ hơn, lớn hơn hay bằng 5 km đến công trình cần bảo vệ quá cứng nhắc vì với khoảng cách 4,9 và 5,0 km, hệ số Kv đã chênh lệch nhau 0,2 và nồng độ cho phép đã chênh lệch nhau tới 34 mg/Nm3 đối với bụi, 100 mg/Nm3 đối với SO2 và 200mg/Nm3 đối với NOx. Đây là sự chênh lệch rất lớn về trị số nồng độ cho phép, mà đúng ra theo ý nghĩa về sự lan tỏa khí thải từ ống khói, không cần thiết phải như vậy. Sự chênh lệch này cũng có nhiều ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và vận hành.

          Vì vậy cần quy định tác động ảnh hưởng đến các khu vực lân cận không phải qua các hệ số hiệu chỉnh Kp và Kv mà qua tổng lượng phát thải (tính cho đơn vị khối lượng phát thải theo hàng giờ, hàng ngày hay hàng năm) và theo chiều cao ống khói. Ống khói càng cao thì nồng độ phát thải cho phép càng lớn.

          2. Theo điều 2.2 của QCVN 22:2009/BTNMT, “tất cả các tổ máy của các NMNĐ đã được phê duyệt với thời gian áp dụng quy chuẩn kể từ ngày 01.01.2015”, nghĩa là các trị số nồng độ phát thải chất độc hại cho phép đã được phê duyệt từ trước khi ban hành QCVN 22:2009/BTNMT được phép bảo lưu thêm 5 năm kể từ ngày QCVN 22/2009/BTNMT có hiệu lực (01.01.2010).

          Như vậy, theo QCVN 22:2009/BTNMT thì từ ngày 01.01.2015 các tổ máy của các NMNĐ đã được phê duyệt và đưa vận hành trước khi có QCVN 22:2009/BTNMT phải cải tạo nâng cấp hoặc trang bị mới hệ thống xử lý khí thải để đáp ứng các quy định của QCVN22:2009/BTNMT.

          Theo quy định này, các NMNĐ Phả Lại 2 (2x300 MW), Uông Bí mở rộng (2x300 MW), Nghi Sơn 1 (2x300 MW), Hải Phòng (4x300 MW), Quảng Ninh (4x300 MW) có nồng độ phát thải cho phép được tính với hệ số Kp = 1; Kv = 1 đã được phê duyệt, nay do thay đổi hệ số Kp=0,85 và Kv= 0,60 phải cải tạo nâng cấp hệ thống thiết bị khử bụi, khử SO2 và trang bị mới thiết bị khử NOx với hệ số mới Kp = 0,85, Kv = 0,6 nghĩa là nồng độ chất thải độc hại cho phép đã giảm đi một nửa (tích số Kp. Kv = 0,85.0,6 = 0,51).

          Các NMNĐ Uông Bí cũ (105 MW), Ninh Bình (100 MW), Phả Lại 1 (440 MW) đã đưa vào vận hành được 30- 40 năm, nếu có cải tạo nâng cấp thì cũng chỉ tồn tại được khoảng 10 năm nữa do tuổi thọ thiết bị không cho phép kéo dài hơn.

          Việc phải cải tạo nâng cấp và trang bị mới hệ thống thiết bị khử các khí độc hại đối với các nhà máy đã vận hành được nhiều năm sẽ tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng (t 50 đến -100 triệu USD cho mỗi NMNĐ), làm tăng trung bình giá thành sản xuất điện thêm lên khoảng 70-80 đ/kWh[1]. Công việc cải tạo nâng cấp này phải triển khai ngay từ đầu năm 2017 và hoàn thành trong năm 2018.

           Việc quy định theo QCVN 22:2009/BTNMT có nhiều điều không hợp lý, không phù hợp với nguyên tắc quản lý về thải lượng. Cụ thể:

          a.   Các phê duyệt cũ (phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường - ĐTM) về nồng độ các chất phát thải độc hại trong khói thải là tương ứng với nền môi trường (MTKKXQ) khi xây dựng NMNĐ. Sự phê duyệt này cần được coi là tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại NMNĐ. Chỉ nên đặt ra yêu cầu quản lý thải lượng với những dự án mới nếu sẽ làm xấu nền môi trường.

          b.   Tuổi thọ của các thiết bị xử lý môi trường là tuổi thọ chung của NMNĐ. Nay xây dựng mới các thiết bị này sẽ có sự lệch pha v tuôi thọ, nht là ở những NMNĐ đã đưa vào vận hành nhiều năm. Khi ấy không thể đặt bài toán là xây dựng hệ thống khử SO2, NOx chỉ có tuổi thọ ít năm cho phù hợp với tuổi thọ còn lại của NMNĐ.

          c.    Các hạng mục xử lý khí thải có kích thước rất lớn, yêu cầu đặt sát cạnh lò hơi, là nơi có diện tích chật hẹp, nên nếu phải trang bị thêm thì có nhiều khó khăn cho việc xây lắp và vận hành.

           d.   Để thực hiện cải tạo, nâng cấp và trang bị mới cho mỗi tổ máy thì cần ngừng tổ máy đó khoảng 2-3 tháng, làm giảm sản lượng và doanh số sản xuất (khoảng 2,0 - 2,5 tỷ kWh đối với NMNĐ công suất 1200 MW, tương ứng với doanh số khoảng 3.000 tỷ đồng).

           Điều quan trọng nhất là tại khu vực NMNĐ đang vận hành và vùng phụ cận, nồng độ các chất khí thải độc hại rất thấp, con người hầu như không cảm nhận được sự tồn tại các chất độc hại trong MTKKXQ do nhà máy điện phát thải ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1.   Kết luận:

          Việc ban hành QCVN 22:2009/BTNMT đối với thải thải lượng các chất thải độc hại trong khí thảỉ của các NMNĐ có nhiều điều không đúng về các thông số quy định cụ thể cũng như hướng dẫn áp dụng, chưa phù hp với sự phát triển kinh tế của đất nước.

2.   Kiến nghị:

           1.   Thay thế các quy định về nồng độ phát thải các khí độc hại (mg/Nm3 khói) bằng tổng lượng phát thải tối đa (tấn chất độc hại/giờ, ngày hay năm) được phép phát thải của NMNĐ vào không khí. Như thế không cần có quy định hệ số hiệu chỉnh Kp về công suất của NMNĐ.

          2.   Cần quy định chiều cao ống khóỉ tối thỉểu cho phép tùy theo:

          + Tổng lượng phát thải cho phép,

          + Khoảng cách tới các khu vực nhạy cảm cần bảo vệ.

          Hệ số hiệu chỉnh vùng Ky có thể vẫn tồn tại nhưng để hiệu chỉnh chiều cao ống khói, nên các trị số cụ thể của Kv có thể khác với trị số Kv nêu trong QCVN 22:2009/BTNMT. Khi ấy chiều cao ống khói phải đảm bảo khả năng khuếch tán nồng độ các chất độc hại tại điểm cực đại không vượt quá tỉêu chuẩn cho phép trong 1 giờ và trong 24 giờ của MTKKXQ.

          3.   Tổ chức quan trắc môi trường xung quanh NMNĐ trong phạm vi bán kính 50-100 km kể từ ống khói, tùy theo chiều cao ống khói, đặc biệt tại những vùng không có các nguồn phát thải khác để đánh giá sự phân tán các khí phát thải từ NMNĐ. Việc quan trắc cần thực hiện nhiều lần trong năm, tại những thời điểm đại diện về khí tượng (cỏ và không có mưa và gió). Từ kết quả quan trắc sẽ xác định được sự phân tán các khí độc hạỉ của NMNĐ ra môi trường không khí làm cơ sở để hiệu chỉnh các quy định về tổng lượng phát thải tối đa cho phép và chiều cao tối thiểu cho phép của ống khói.

          4.   Trong khi chưa có điều kiện thay đi QCVN 22:2009/BTNMT đề nghị cho phép những NMNĐ đã được phê duyệt các chỉ tiêu phát thải khi lập dự án trước khi ban hành QCVN 22: 2009/BTNMT, nht là những nhà máy điện đã vận hành lâu năm, được tiếp tục áp dụng các chỉ tỉêu phát thải đã phê duyệt trong thời gian vận hành còn lại của nhà máy.

          5.   Những NMNĐ đã được phê duyệt các chỉ tiêu phát thải sau khi ban hành QCVN 22: 2009/BTNMT vẫn tiếp tục áp dụng, nhưng khi QCVN 22: 2009/BTNMT thay đổi nội dung như kiến nghị ở trên thì có thể hiệu chỉnh lại các trị số phát thảỉ cho phép .

           Quản lý và Bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất lớn và lâu dài đối với sự phát triển của đất nước, là công việc rất cần thiết mà quốc gia nào cũng phải đặt ra. Vấn đề môi trường đang được nhà nước và nhân dân rất quan tâm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: “Chúng ta kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế”. Vừa qua cũng có một vài nhà máy nhiệt điện gây tác hại đến môi trường nhưng là do chất thải rắn (tro xỉ) hoặc lỏng (nước thải) có phạm vi lan tỏa hẹp nên cần phải xử lý và đã được xử lý. Hơn nữa đây là trường hợp cá biệt, không phải là chung cho tất cả các nhà máy nhiệt điện. Chất thải khí có phạm vi lan tỏa rất rộng, mặt khác nước ta chưa phải là nước công nghiệp phát triển cao, chưa có nền đại công nghiệp và tập trung, nguồn khí phát thải của NMNĐ đốt than chưa gây nên những ảnh hưởng rõ rệt đối với MTKKXQ, các chất phát thải thể khí cũng không tồn tại lâu dài trong MTKKXQ, nghĩa là không có tác dụng tích lũy dần theo thời gian làm tăng ô nhiễm không khí mà lắng đọng trên mặt đất, trở thành các khoáng chất vô hại như các khoáng chất phổ biến trên mặt đất. Không những thế kinh phí xử lý chất thải khí rất lớn, vì vậy việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường đối với khí thải của NMNĐ cần có lộ trình tương ứng với sự phát ừiển công nghiệp của đất nước, nền kinh tế quốc gia chấp nhận được, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.

           Ở góc độ chuyên môn của mình, xuất phát từ lợi ích quốc gia, Hội KHKT Nhiệt Việt Nam kính đề nghị các ông Bộ trưởng xem xét và sớm đưa ra các quyết định nhằm kịp thời hạn chế những chi phí đầu tư lớn chưa cần thiết, song vẫn bảo đảm bền vững về môi trường và điều kiện phát triển kinh tế của đất nước.